Trả nợ tào quan là một nghi thức trả tiền về nơi địa phủ hay ngân hàng địa phủ. Tại địa phủ có ngân hàng địa phủ bao gồm có 36 kho. Người cai quản 36 kho này là Thượng Án Giám Sát và Địa Phu Tài Quan.
Khi làm lễ trả nợ tào quan người ta sẽ trả bằng một loại tiền được gọi là “tiền tào quan”. Loại tiền này khác hoàn toàn với tiền chúng ta hay đốt cho gia tiên. Tiền tào quan có hình ảnh biểu trưng cho địa phủ trên mặt tiền. Tiền này sẽ được nạp khố địa phủ, còn vong linh không sử dụng được.
Chúng ta trả nợ tào quan là để trả bù cho nghiệp kiếp trước, trả cho những tội lỗi mình đã gây ra trong kiếp này. Mục đích chính là để chuộc lại lỗi lầm của mình khi còn sống trên dương gian đã vô tình hay hữu ý gây ra để rồi tâm được thanh thản và tuổi thọ được kéo dài hơn, có thể gặp được may mắn hay khi xuống âm phủ không bị chịu tội nặng nề.
Tuy nhiên, nên hiểu rõ một điều rằng, tiền này không phải tiền hối lộ và cái gì cũng có có giá của nó. Nếu như bạn gây ra những lỗi lầm nghiêm trọng như hại người, … thì trả bao nhiêu cũng không đủ. Do đó, hãy cố gắng tích đức thay vì tích nghiệp bạn nhé!
Như đã nói ở trên, trả nợ tào quan là để trả nợ cho nghiệp của ta cũng như nghiệp của dòng họ để từ đó cuộc sống của ta được thanh thản hơn.
Cụ thể hơn, những điều chúng ta làm sẽ được Táo Quân ghi chép lại và ngày 23 âm lịch hàng tháng thông báo cho Nam Tào mà trừ đi dương thọ của người đó. Ngoài ra gửi những tội lỗi này xuống Âm Phủ cho đại vương Diêm La để thêm tình tiết tăng nặng khi thụ hình tại âm phủ.
Do đó, việc làm lễ giống như dùng công đức trần để xóa bớt bỏ đi những nghiệp chướng trong tiền kiếp, kiếp này và hóa giải đi những hung tai đang bị mắc phải. Đồng thời giảm nghiệp cho cả dòng họ.
Vì vậy, những người thấy cuộc sống của mình gặp quá nhiều vận rủi, cuộc sống khó khăn, trắc trở, người lúc nào cũng nặng trịch buồn phiền và khi nhờ thầy pháp tư vấn, được khuyên giải thì sẽ làm lễ trả nợ tào quan.
Sẽ có một số trường hợp phải làm lễ và không phải làm lễ trả nợ tào quan. Người nào nặng nghiệp kiếp này hoặc có nghiệp kiếp trước chưa trả hết sẽ phải làm lễ trả nợ tào quan.
Một số ít trường hợp, những người thuộc con nhà Thánh, nói cách khác là người đã mở phủ trình đồng, hay người tu hành theo Phật pháp hoặc bất kỳ đạo giáo chính thống nào khác sẽ không phải trả nợ tào quan.
Căn bản là do họ đã tu tập đạo giáo, tu dưỡng tinh thần và tích đức, tích phúc cho chính bản thân cũng như dòng họ nên nghiệp của họ được giảm đi. Ngược lại, những người nợ mã Tứ Phủ hay một số trường hợp khác đều phải bắt buộc trả nợ vì sự tu tập không thành.
Để làm lễ trả nợ tào quan bạn cần chuẩn bị mâm lễ cúng cũng như lễ vật cần thiết.
Về mâm lễ cúng bạn nên chuẩn bị hương hoa, đèn, nến, xôi, rượu, thịt, hoa quả, bánh kẹo, nhang lễ, giấy sớ đầy đủ.
Đối với bánh kẹo, thay vì mua bánh kẹo công nghiệp thông thường bạn nên chọn những loại bánh truyền thống mang ý nghĩa đẹp. Trong tín ngưỡng dân gian, oản là một trong những loại bánh hay được dùng nhất trong các ngày lễ lớn. Bánh oản trắng trong dẻo ngọt nay được trang trí thêm hoa và phụ kiện chiêu tài hút lộc, tốt cho gia chủ. Bánh oản mang đủ ý nghĩa đẹp cho khoa cúng của bạn.
Giấy vàng dâng lễ trả nợ tào quan
Tiền vàng dâng lễ trả nợ tào quan
Đối với giấy sớ cần chuẩn bị giấy sớ đầy đủ cho mỗi thành viên làm lễ trả nợ tào quan. Gia chủ có bao nhiêu thành viên làm lễ thì cần chuẩn bị ngần ấy bộ giấy sớ. Bộ giấy sớ bao gồm điệp dương công cứ, điệp âm, điệp âm thông hành, phật tài quan, đền hoàn, cầu an. Trong sớ ghi rõ địa chỉ, tên, hành canh (tuổi), nộp vào khố.
Thường người ta sẽ kết hợp khoa cúng trả nợ tào quan với lễ di cung hoán số và cầu tài cầu lộc, cầu an cũng như giải hạn sao để tiết kiệm chi phí.